Thuật ngữ “Web 2.0” có thể khá khác nhau, tùy thuộc vào người bạn hỏi là ai. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng: mạng xã hội, sự cộng tác, các ứng dụng Internet cộng đồng và phong phú, tất cả đều nằm trong một khái niệm. Nếu được sử dụng hợp lý, các công cụ của Web 2.0 có thể được coi là một lợi thế của doanh nghiệp.
Các công nghệ này đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh mà chúng ta chỉ có thể hình dung ra trong vài năm cách đây. Chúng vượt xa các blog mức khách hàng, wiki trong các giải pháp lớp doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự cộng tác, bên cạnh đó là năng xuất, khả năng bán hàng và việc tiết kiệm. Tuy nhiên với giá trị doanh nghiệp mà chúng cung cấp nhưng liệu các doanh nghiệp đã sẵn sàng để đón nhận các công nghệ web 2.0 hay chưa? Vậy chính xác Web 2.0 là gì?
Bạn có thể hỏi câu hỏi này và sẽ nhận được rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của chúng tôi, Web 2.0 có hai khía cạnh chính.
Khía cạnh chính thứ nhất của Web 2.0 coi mạng xã hội, cộng đồng và khả năng cộng tác là mối quan tâm chủ yếu, được thể hiện phổ biến trong cách sử dụng như blog và wiki.
Khía cạnh kia cũng tương đối quan trọng đó là giao diện người dùng “phong phú” được trưng bày bên trong các ứng dụng Internet phong phú (RIA). Web xã hội
Vào những năm 1980, chúng ta đã chứng kiến cảnh các nhân viên mang máy tính từ văn phòng về nhà. Ngày nay, các xu hướng sử dụng máy tính trong gia đình và cuộc sống cá nhân đang hòa nhập vào văn phòng làm việc. Các nhân viên ngày nay cần đến những cảm nhận mới với các ứng dụng Web xã hội như blog, wiki, Facebook và Twitter, và đưa chúng đến cả văn phòng.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra sức mạnh của các blog và wiki, hiện đang cài đặt chúng bên trong tổ chức nhằm có được sự chia sẻ tốt hơn cũng như khả năng cộng tác giữa các nhân viên, và một điều quan trọng hơn thế nữa là tăng năng suất lao động. Chúng ta có thể hình dung rằng với các công ty để duy trì sự cạnh tranh trong tuyển dụng và duy trì các ứng viên hàng đầu thì các khả năng của phần mềm xã hội sẽ phải có sức lôi cuốn ở nơi làm việc.
Nhiều phần mềm xã hội hiện được cung cấp ngày nay dưới nhiều dạng thu phí hoặc miễn phí, mã nguồn mở hoặc giữ bản quyền, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào việc xây dựng các ứng dụng như vậy, Tuy các ứng dụng có rất nhiều tiềm năng nhưng chúng cũng đưa đến nhiều thách thức trước đây chưa hề xảy ra. Các nhân viên phải thận trọng không được tiết lộ các thông tin nhậy cảm hoặc các thông tin có hại trên các blog. Thêm vào đó, việc chia sẻ hoặc quá tải thông tin có thể làm cho các nhân viên tốn quá nhiều thời gian vào các tài nguyên này. Các ứng dung Internet phong phú (RIA)
Một khía cạnh chính khác của Web 2.0 là cảm nhận của giao diện người dùng mang tính tương tác và phong phú cao được cung cấp bởi các RIA. Các ứng dụng Internet phong phú không chỉ đẹp mắt mà chúng còn có sự ảnh hưởng đáng kể về năng suất lao động, dễ dàng trong sử dụng, bổ sung thêm giá trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp khả năng truy cập thời gian thực, cập nhật kịp thời các thông tin đến các nhân viên thông qua các widget, mashup,… Các ứng dụng này phong phú và tương tác hơn các ứng dụng web chuẩn rất nhiều. Nếu được thiết kế và thực thi tốt, chúng có thể sẽ ngang tầm với những ứng dụng desktop trong khi đó vẫn cho khả năng chạy trên máy chủ từ xa.
Nhiều công cụ xã hội hiện được cung cấp sẵn có trên thị trường, các ứng dụng tùy chỉnh thường được tạo ngay tại công ty mẹ hoặc “outsourcing”. Dù chúng được xây dựng theo kiều gì đi chăng nữa thì các nhà quản lý CNTT vẫn phải biết sử dụng công nghệ gì để cung cấp các ứng dụng có giá trị cao. Thông thường các ứng dụng có giao diện người dùng kém tương tác và độ phong phú sẽ khiến họ rời đi và tìm đến các ứng dụng khác để thay thế.
Khi các nhà quản lý CNTT phải đối mặt với tình trạng khó xử này, những giới thiệu tóm tắt ngắn dưới đây có thể giúp họ hiểu được những gì hiện có nhằm xây dựng lên các ứng dụng web doanh nghiệp phong phú. Xây dựng các ứng dụng Internet phong phú (RIA)
Có hai phương pháp chính cho việc xây dựng các ứng dụng web phong phú (RIA): một là các ứng dụng chỉ duyệt, và hai là để cài đặt các plug-in khác nhau vào trình duyệt (như máy ảo Flash player).
Để xây dựng các ứng dụng Internet phong phú dựa trên trình duyệt, một công nghệ phổ biến có tên gọi "Ajax" đã được sử dụng. Ý tưởng cơ bản nằm bên trong công nghệ "Ajax" này là chỉ cập nhật một phần của trang thay vì phải cập nhật toàn bộ trang như các ứng dụng web truyền thống vẫn thực hiện. Điều này làm cho các trang web có được sự đáp trả như các ứng dụng chạy trên máy desktop.
Hiện có đến hơn 100 framework của Ajax khác nhau. Nhiều trong số đó là mã nguồn mở hoặc miễn phí. Một số framework có khả năng cho phép bạn xây dựng các ứng dụng web dựa trên Ajax mà không cần đến JavaScript. Điều này là vì việc lập trình JavaScript thường hay bị lỗi và yêu cầu viết mã tương thích cho các trình duyệt khác nhau (JavaScript là một trong các thành phần chính của Ajax).
Nếu hướng đi Ajax được chọn thì việc lựa chọn một Ajax framework mức doanh nghiệp hoàn thiện và có sự hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ cũng như các tùy chọn hỗ trợ chuyên nghiệp là một vấn đề quan trọng. Một lựa chọn ở đây là sử dụng JavaServer Faces (JSF) framework với thư viện các thành phần JSF phong phú như JBoss RichFaces. JSF là một Java framework chuẩn mới để xây dựng các ứng dụng web. Còn RichFaces là một thư viện các thành phần phong phú nhằm cung cấp các thành phần hỗ trợ cho Ajax khi được cài đặt. JSF là một framework gần hoàn thiện với sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và các tùy chọn hỗ trợ khác nhau.
Tuy các ứng dụng của Ajax rất phổ biến nhưng có một sự hạn chế nằm ở bản thân nền tảng trình duyệt. Vì các trình duyệt chỉ có thể sử dụng HTML (hypertext markup language) và JavaScript, do đó có một hạn chế đố với sự phong phú của các ứng dụng mà chúng có thể cung cấp. Lý do cho vấn đề này là chúng chỉ được dự định để hiển thị chủ yếu các hình ảnh và văn bản tĩnh, không được dự định sẽ làm một nền tảng đề chạy các ứng dụng.
Vượt xa những gì mà trình duyệt cung cấp, các máy ảo khác nhau cũng có thể được plug-in với trình duyệt nhằm cung cấp một môi trường tốt hơn cho việc chạy các ứng dụng thế hệ kế tiếp. Chúng ta sẽ thảo luận về ba tùy chọn công nghệ mới này.
Phổ biến nhất trong các plug-in ngày nay là Flash player của Adobe. Flash player là một máy ảo với trọng tải nhẹ có thể gặp ở khắp nơi, được cài đặt như một plug-in bên trong trình duyệt và chạy các ứng dụng Flex. Vì các ứng dụng Flex được biên dịch vào các file nhị phân để chạy bên trong Flash player, chính vì vậy nó sẽ cho người dùng có được cảm nhận về sự phong phú hơn nhiều so với trình duyệt web chuẩn. Flex có nhiều widget, giao diện người dùng dựa trên Flex có thể được kết nối một cách dễ dàng với các “back end” của Java. Thêm vào đó nữa là các thành phần của Flex còn dễ dàng được mở rộng.
Tùy chọn kế tiếp là Silverlight của Microsoft. Silverlight làm một nền tảng .NET của Microsoft cho việc xây dựng các ứng dụng web phong phú hoạt động trên mọi nền tảng và trình duyệt. Như Flex, các ứng dụng Silverlight được cung cấp bên trong một máy ảo và được cài đặt như một plug-in vào một trình duyệt Web. Silverlight có nhiều thành phần được cung cấp sẵn để sử dụng. Cũng như Flex, vì ứng dụng được phân phối như một file nhị phân và chạy bên trong một máy ảo nên người dùng sẽ có được một cảm nhận phong phú hơn nhiều so với các trình duyệt web chuẩn.
Tùy chọn cuối cùng là “thành viên mới” gần đây, Sun JavaFX. JavaFX là một ngôn ngữ mới (đúng theo kỹ thuật, nó được phát triển trên Swing framework) nhằm xây dựng các giao diện người dùng phong phú dựa trên Java. Các ứng dụng dựa trên JavaFX chạy bên trong một máy ảo Java có trọng tải nhẹ. Cũng giống như Flex và Silverlight, nó cũng mang đến người dùng một cảm nhận phong phú hơn nhiều so với các trình duyệt web chuẩn. Những ảnh hưởng khác tới doanh nghiệp
Chúng ta đã thảo luận về hai tác động có lợi tức thì của Web 2.0 đối với các doanh nghiệp. Một là khía cạnh xã hội của phần mềm Web 2.0; một là chúng mang đến một giao diện phong phú hơn rất nhiều. Hãy thử xem xét thêm và kiểm tra tỉ mỉ sự ảnh hưởng dưới dạng những thách thức đối với những người có trách nhiệm cụ thể.
Một số các thách thức mà các nhà quản lý CNTT phải đối mặt ở đây là: - Hành động của người dùng thực hiện ở đăng sau tường lửa, điều này có thể làm tăng những rủi ro về mặt bảo mật.
- Dễ tiết lộ các thông tin nhậy cảm.
- Mất một số điều khiển dữ liệu và thông tin
- Mặc dù có tính năng đăng nhập một lần ("single sign-on"), nhưng bên cạnh đó là có rất nhiều các khó khăn thách thức để mang lại tính năng này.
- Những hiểu biết chung về các ứng dụng dựa trên Web vẫn chưa được làm chủ.
- Các vấn đề tích hợp mới nảy sinh.
- Thiếu các chuyên gia thiết kế và các nhà phát triển RIA có kinh nghiệm.
- Sự chấp thuận thấp đối với các ứng dụng mới.
Với những người dùng các ứng dụng Web 2.0 trong các doanh nghiệp, sự công tác nâng cao có thể lại là một vấn đề vì không phải tất cả các sự riêng tư đều thích hợp với sự công tác. Các thống kê cho thấy rằng các đồng nghiệp nữ dễ cộng tác hơn so với các đồng nghiệp nam, bên cạnh đó các nhân viên trẻ tuổi của văn phòng (ít hơn 30 tuổi). Cũng theo thống kê, có đến 70 đến 80% các dự án CNTT thất bại là do không có được nhiều sự chấp thuận của người dùng. Kết luận
Web 2.0 có một sự ảnh hưởng trưc tiếp đến các doanh nghiệp. Các dịch vụ và các ứng dụng của nó hiện đang được triển khai nhanh như một cuộc chạy đua mang tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, chiến lược của Web 2.0 có một số các thành phần ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Trước tiên đó là khía cạnh xã hội có liên quan đến blog, wiki, khả năng chia sẻ và sự cộng tác. Tiếp đến và cũng là một khía cạnh không kém phần quan trọng đó là các ứng dụng Internet phong phú (RIA). Các ứng dụng này vẫn được triển khai trên Web nhưng mặt khác lại mang đến những cảm nhận mang tính tương tác và phong phú hơn gần như các ứng dụng desktop.
Tuy có một số khó khăn thách thức cho việc quản lý CNTT và sự chấp thuận ở người dùng, nhưng vẫn có một điều thấy rõ được đó là: Để luôn đi đầu trong sự cạnh tranh, các doanh nghiệp phải phát triển và thực thi chiến lược web 2.0 để có được những lợi thế từ công nghệ này. Văn Linh (Theo Technewsworld)
|